Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 3 năm 2021

  • 13-05-2021
  • /
  • Đoàn Thanh Niên
  • 4051
  • Tài liệu sinh hoạt chi đoàn
Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 3 năm 2021

KỶ NIỆM 90 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
(26/03/1931 – 26/03/2021)

Nguồn: doanthanhnien.vn

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 90 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
(26/3/1931 – 26/3/2021)

Đường link đăng tải tại Website của Ban Tuyên giáo Trung ương

http://tuyengiao.vn/tu-lieu/de-cuong-tuyen-truyen-ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-doan-thanh-nien-cong-san-ho-chi-minh-132047

THÁNG THANH NIÊN

Khi nói đến tháng 3 thì nhớ ngay đến ngày 26/3- Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tháng 3 cũng là Tháng Thanh niên với nhiều hoạt động sôi nổi, nhiều công trình phần việc tiêu biểu góp phần phát huy sức trẻ trong tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

Bạn có biết Vì sao gọi là Tháng Thanh niên? Tháng Thanh niên ra đời từ khi nào không?

Vào tháng 3/2003, Trung ương Đoàn đã phát động “Tháng Thanh niên 2003” với khẩu hiệu “Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội, chăm lo bồi dưỡng thanh niên”. Tháng Thanh niên năm 2003 không chỉ lôi cuốn thanh niên tham gia sôi nổi mà còn thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, thực sự tạo dấu ấn rất mạnh mẽ.

Từ thành công đó, Trung ương Đoàn đã báo cáo, trình xin chủ trương và ngày 16/10/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý lấy tháng Ba hàng năm là “Tháng Thanh niên” kể từ năm 2004.  Đây được xem là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, vô cùng quan trọng đối với tuổi trẻ Việt Nam.

Kể từ đó, đến hẹn lại lên, Tháng Thanh niên trở nên quen thuộc với tuổi trẻ và người dân Việt Nam. Qua những việc làm thiết thực, tuổi trẻ đã góp sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn – đồng chí Hoàng Bình Quân – người được xem như là “cha đẻ” của “Tháng thanh niên” đã nhận xét rằng: “Với tất cả những hoạt động sôi nổi trên khắp các nẻo đường đất nước,“Tháng thanh niên” đã thực sự làm rạng ngời hình ảnh thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới vừa mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết, vừa gần gũi, thân thương, được Đảng, Nhà nước tin tưởng, xã hội, nhân dân yêu quý”.

THEO DÒNG LỊCH SỬ

03/03/1959: Kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng

03/03/1989: Kỷ niệm 31 năm Ngày Biên phòng toàn dân

– 08/03/40 Sau Công nguyên: Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng

08/03/1910: Ngày Quốc tế Phụ nữ

19/03/1967: Ngày truyền thống Binh chủng Đặc công

20/3/2013: Ngày Quốc tế hạnh phúc

26/03/1931: Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

– 27/03/1946: Ngày Thể thao Việt Nam

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2021

  1. Thay đổi cách xếp lương giáo viên từ mầm non đến THCS công lập

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

Từ 20/3/2021 – ngày các Thông tư trên có hiệu lực, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:

– Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương dao động từ 1,86 – 4,98).

– Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay hệ số lương của đối tượng này đang dao động từ 1,86 – 4,98).

– Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 – 6,38).

  1. Từ 20/3/2021, giáo viên không cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Nội dung nổi bật này được đề cập trong các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.

Theo các Thông tư này, trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên chỉ yêu cầu:

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Trước đây, theo các quy định cũ, yêu cầu với giáo viên như sau:

– Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

– Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc bậc 2, 3 (tùy hạng giáo viên, cấp dạy) hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Như vậy, từ ngày 04 Thông tư này có hiệu lực, người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hoặc nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Lưu ý: các Thông tư này áp dụng với giáo viên tại các trường công lập.

  1. Kéo dài thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc tối đa 3 năm

Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021, thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:

– Thời hạn bảo hiểm tối thiểu 01 năm, tối đa 03 năm: Xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự.

– Thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 01 năm: Với các xe cơ giới còn lại.

Bên cạnh đó, bổ sung 01 trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới 01 năm là xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an. Ngoài ra, 02 trường hợp còn lại vẫn giữ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 103/2008/NĐ-CP.

  1. Phạt nặng khi cho người khác “mượn” văn bằng, chứng chỉ

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, phạt từ 05 – 10 triệu đồng với một trong các hành vi sau:

– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác.

– Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình.

– Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Trong khi đó, quy định cũ tại Nghị định 138/2013/NĐ-CP, phạt tối đa 08 triệu đồng với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác và sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa.

Như vậy, kể từ 10/3/2021 – ngày Nghị định 04/2021 có hiệu lực đã bổ sung quy định xử phạt khi cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình. Theo đó, mức phạt tối đa với các hành vi trên là 10 triệu đồng.

  1. Quy định chuẩn nghèo đa chiều đến năm 2025

Căn cứ Nghị định 07/2021/NĐ-CP, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 -2025 được thực hiện như sau:

Mức chuẩn nghèo đa chiều năm 2021

Từ 01/01/2021, tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Cụ thể:

– Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống.

– Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống.

Mức chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

– Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống.

– Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 02 triệu đồng trở xuống.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

  1. 8 trường hợp khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến

Nội dung này được nhắc đến tại Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Theo đó, tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đúng tuyến gồm:

– Đến khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

– Đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh ở các cơ sở cùng tuyến khác trong cùng địa bàn tỉnh.

– Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

– Người tham gia BHYT được chuyển tuyến.

– Người tham gia BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, tạm trú… khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.

– Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Thông tư 30/2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2021.

  1. 1.838 nghề, công việc được về hưu trước tuổi

Căn cứ khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được về hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm.

Theo đó, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới được ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/ TT-BLĐTBXH gồm 1838 nghề, công việc. Cụ thể có các lĩnh vực như:

– Khai thác khoáng sản.

– Cơ khí luyện kim.

– Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi.

– Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2021.

Nguồn: luatvietnam.vn

Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 1 & 2 năm 2021

Prev article

Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 1 & 2 năm 2021
Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 5 năm 2021

Next article

Tài liệu sinh hoạt Chi Đoàn tháng 5 năm 2021

Related article

Kỹ năng cơ bản của người cán bộ Đoàn
20/05/2021

Kỹ năng cơ bản của người cán bộ Đoàn