Tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của trí thức trong cách mạng
Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Người hiểu rằng, với trình độ văn hóa cao và khả năng tiếp cận tư tưởng tiến bộ, trí thức là lực lượng nòng cốt có thể khơi nguồn cảm hứng và dẫn dắt phong trào cách mạng.
Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản năm 1923, Người đã nhấn mạnh: "Thiểu số các nhà nho hay là các nhà trí thức là các nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa. Chính họ đã khích động mọi cuộc nổi dậy trong quá khứ." Đến năm 1940, Người tiếp tục phân tích khuynh hướng chính trị của trí thức trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, chỉ rõ: "Từ học trò đến công chức, thầy thuốc, vì có trình độ văn hoá tương đối cao, có điều kiện tiếp cận với người Pháp, hai vì họ bị người Pháp coi thường, cho nên họ đều rất ghét người Pháp. Song vì không có tổ chức, thiếu người lãnh đạo, cho nên họ "dám nghĩ mà không dám nói".
Tầm nhìn ấy thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiềm năng của trí thức. Người không chỉ khơi dậy lòng tự hào dân tộc mà còn dẫn dắt đội ngũ này tham gia vào sự nghiệp giải phóng đất nước, đóng góp quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Nguồn: Theodauchanbac
Một số hình ảnh