Nguồn tri thức cơ bản có sẵn gồm: Pháp luật, chính sách Nhà nước, các thông tin công bố công khai của các cơ quan nhà nước, các tri thức trong lĩnh vực và giáo dục như sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, các khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), học liệu điện từ; các tri thức từ các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu và sáng chế, thông tin sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lương; các kỹ thuật, công nghệ hữu ích, các bài học về ứng dụng thành công khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống,..
- Nguồn tri thức cộng đòng được thu thập và liên tục cập nhật gồm: các tri thức khoa học thường thức trong đời sống xã hội như chăm sóc sức khỏe, y tế, phòng chống bệnh dịch, trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, công nghiệp bảo quản, chế biến, công nghệ sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, khoa học đời sống,….
Vào ngày 1/10/2020 trong khuôn khổ Đề án Chính Phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị tham gia Đề án tổ chức Chương trình “Kết nối triệu con tim’’ phát động Chiến dịch thiện nguyện trên nền tảng số iNhandao và ra mắt các nền tảng số trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa.
Ngày 11/04 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Trung ương Đoàn, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Đề án tri thức Việt số hóa tổ chức Lễ phát động Chương trình “Điều ước cho em”. Chương trình “Điều ước cho em” với nhân dân, cộng đồng xã hội, doanh nghiệp để khơi dậy tinh thần “tương thân tương ái”, huy động nguồn nhân lực từng bước hỗ trợ các trường học ở vùng khố khăn và đặc biệt khó khăn.